Múa

Múa

Múa

01 04, 2021
Múa

Múa đương đại:
Trong những năm gần đây, hình thức Múa đương đại đang khá phát triển và được ưa chuộng tại Việt Nam. Những bài nhảy này dường như thiên về cảm xúc là chính, hòa quyện giữa phong cách hiện đại cùng sự sâu lắng.
Múa đương đại được chính thức du nhập vào nước ta vào khoảng năm 1988, tuy nhiên, đến mãi những năm gần đây, bộ môn nghệ thuật này mới được chú ý đến và phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, thật khó để định nghĩa được một cách chính xác về hình thức Múa đương đại, bởi, nó chẳng phải những điệu nhảy Jazz cổ điển hay các lớp học Dancesport, lại cũng khác biệt hoàn toàn với loại hình múa dân gian truyền thống hoặc các thể loại nhạc Pop.
Lấy nguồn cảm hứng từ chính những điệu nhảy khiêu vũ hiện đại, tuy nhiên, Múa đương đại đi theo hướng gửi gắm những cảm xúc vào trong điệu nhảy, qua đó truyền tải đến cho người xem một thông điệp, một nội dung câu chuyện cụ thể.Có thể nói, các điệu nhảy đương đại này như một hình thức diễn kịch, nhưng không bằng lời nói mà bộc lộ qua ngôn ngữ hình thể. Để cảm nhận hết sự sâu lắng cùng nét tinh túy riêng của bộ môn nghệ thuật này, người xem cần khám phá chúng bằng tư duy riêng.
Múa đương đại mang phong cách sáng tạo rất riêng, hướng đến việc truyền tải đến người xem những thông điệp rõ ràng, qua đó, giúp họ dễ tiếp cận và dễ đồng cảm hơn.
 

Về cơ bản, Múa đương đại hiện nay có 4 hình thức biểu hiện, bao gồm:
- Loại Drama: với thể loại này, các bài nhảy sẽ được biên đạo và phát triển theo kiểu một câu chuyện – một nội dung, qua đó giúp người xem cảm nhận được câu chuyện một cách rõ nét và sâu sắc nhất. Đặc biệt, cảm xúc là điều cần được quan tâm và chú trọng hơn cả trong các bài nhảy này.
- Loại cấu trúc: các bài nhảy đương đại lúc này sẽ được xây dựng theo nhịp điệu thị giác, kết hợp với hệ thống âm thanh và ánh sáng. Đáng chú ý, phần nội dung cũng như tính minh họa của bài nhảy không thể hiện quá rõ ràng mà dường như đã được ẩn đi đáng kể.
- Loại mang đậm chất triết học: bài nhảy chủ yếu lấy cảm hứng từ các quy luật tự nhiên và con người.
- Loại tương tác, còn được gọi là hình thức múa ngẫu hứng: những bài nhảy lúc này đi theo hướng tự nhiên, người múa có thể thỏa sức sáng tạo mà không hề có kịch bản từ trước. Múa đương đại thường từ hai người trở lên, điệu múa chủ yếu tập trung vào sự chuyển động của hai cơ thể, sự thả lỏng của cơ thể khi tiếp xúc và cảm nhận về cơ thể giữa những người đồng diễn. Múa ngẫu hứng hai người là sự kết hợp các động tác tự nhiên của hai cơ thể.
Và những kiểu khác: là sự phối trộn của các kiểu múa trên hoặc kết hợp giữa múa đương đại với Video projection, sắp đặt, âm thanh hòa khí hoặc kết hợp nhạc kịch, kinh kịch kích thích thị giác.
Không đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật như múa ballet cũng không đi theo khuôn khổ nhất định, mang tính hàn lâm, đầy gò bó như các môn nghệ thuật khác, Múa đương đại nhấn mạnh đến sự sáng tạo, phóng khoáng và đầy tự do. Trên những nền nhạc khác nhau, người nhảy có thể thỏa sức bộc lộ cá tính cùng nét thu hút riêng của mình, giải phóng cơ thể ở mức tối đa nhất.
Khi đến với bộ môn này, người học luôn duy trì được tinh thần lạc quan, thoải mái, cơ thể cũng trở nên mềm mại, linh hoạt hơn trong từng chuyển động. Đến với Múa đương đại, những bước nhảy lúc này không chỉ là để thỏa mãn đam mê cá nhân, mà thông qua đó, bạn còn được bộc lộ cảm xúc bản thân một cách chân thật nhất, rõ nét nhất.Bằng những chuyển động uyển chuyển, tinh tế kết hợp với âm nhạc hiện đại, Múa đương đại ngày nay dường như trở nên gần gũi và gắn bó hơn với con người.
Thực ra học múa đương đại không khác gì bạn học múa làm diễn viên. Bạn không chỉ thuần thục các động tác cơ bản mà còn phải rèn luyện về mặt cảm xúc thật tốt. Theo chúng tôi thì múa đương đại gồm 7 phần chính:
Thư giãn – Tập trung – Tưởng tượng
Khởi động
Tăng cường
Nghỉ giải lao
Phân nhịp
Nhảy
Kéo dài – thư giãn – làm dịu xuống
Đối với những người bắt đầu học múa dân gian đương đại cơ bản, đừng lo ngại vì cơ thể vẫn còn cứng, chưa thể hiện mượt mà các động tác. Tuy nhiên bạn sẽ được các giảng viên chỉ dẫn tận tình, không chỉ thị phạm mà họ còn giúp các bạn trong từng cử động nhỏ. Khi tham gia bộ môn này, tốt nhất hãy mặc những bộ trang phục có độ co giãn, thoải mái, bộ trang phục góp phần tạo sự thành công cho khóa học.
Nếu bạn đang hứng thú và muốn được trải nghiệm với các điệu nhảy đương đại, hãy nhanh tay đăng ký với Red Swan dưới bài viết này hoặc inbox về Fanpage để tìm hiểu thêm những thông tin cần tư vấn và đăng ký học thử trải nghiệm hữu ích cho bản thân nhé.
 
Múa bale:
Ballet là gì?
-Ballet là bộ môn nghệ thuật sân khấu kết hợp múa ,mỹ thuật và âm nhạc.Là bộ môn múa bác học , sử dụng những kỹ thuật được thể hiện bằng ngôn ngữ hình thể trên nền âm nhạc cổ điển.
-Ballet là bộ môn nghệ thuật đỉnh cao,là nền tảng cho nhiều môn nghệ thuật khác.Nó thể hiện sự tỉ mỉ,bay bổng,chuẩn mực ,thanh cao và vô cùng sang trọng.
Lợi ích của múa Ballet
• Giống như nhiều bộ môn thể dục và nghệ thuật khác,các bài tập múa ballet giúp cơ thể đốt cháy lượng calo dư thừa,làm cơ bắp hoạt động dẻo dai và vận động linh hoạt có khoa học. Đặc biệt tốt cho hệ tim mạch và hô hấp( quá trình hít vào, thở ra đều đặn)
• Các động tác múa Ballet giúp các đốt sống lưng thẳng,khắc phục hậu quả bệnh gù lưng và vẹo cột sống.Không những thế, múa Ballet chú trọng mở phần vai và cánh tay, kéo dài chân giúp dáng đứng ngay ngắn, dài rộng và thanh thoát.
• Nghệ thuật múa Ballet k đơn giản chỉ dừng lại ở việc vận động tay chân mà còn vận động tối đa về mặt trí não. Vd như việc ghi nhớ bài tập và thực hiện, biểu đạt động tác ra ngoài. Qua đó giúp người học sử dụng bộ óc linh hoạt và nhạy bén hơn, và đặc biệt là rèn luyện được trí nhớ tốt.
 Ngày nay,dù cuộc sống có bận rộn đến đâu,giờ học ở trường chiếm phần lớn sinh hoạt của các con thì các mẹ cũng đừng quên cho con em mình tham gia các hoạt động nghệ thuật mà các con yêu thích nhé! Nó giúp các con đủ đầy về cả mặt thể chất lẫn tinh thần đấy các mẹ ah!  
• Từ 3 đến 12 tuổi là lứa tuổi đủ điều kiện nhất để tham gia các bộ môn nghệ thuật nói chung và món múa Ballet nói riêng đấy ạh!

By NA Academy

Older articles